Diễn đàn Xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị
Sáng ngày 21/11/2022, tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức "Diễn đàn Xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị". Thứ trưởng Trần Thanh Nam tham dự và chủ trì diễn đàn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì Diễn đàn
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Thị trường đang rộng mở, nhưng các doanh nghiệp theo con đường sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước ta đạt khoảng hơn 335 triệu USD/năm, tăng hơn 418% giá trị xuất khẩu hàng hữu cơ hàng năm giai đoạn 2010 - 2016. Các sản phẩm hữu cơ được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị... nhưng với số lượng còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thị trường nông sản hữu cơ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đang có xu hướng tăng cao và vượt quá nguồn cung. Bên cạnh đó nhà nước cần quy định rõ vùng nguyên liệu tại đâu được hưởng chính sách nào. Đồng thời, Nhà nước phải có giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong việc giao đất xây dựng nhà máy; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn “mua nguyên liệu giá hữu cơ, bán sản phẩm giá thường” như hiện nay.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết; hiện Việt Nam có hơn 30 đơn vị xuất khẩu các loại rau, quả hữu cơ với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc,... Ngoài ra còn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ xuất khẩu khác đem lại giá trị hàng triệu USD như cà phê, gạo, điều, hạt tiêu.
Người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sử dụng nhiều hơn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật và gia tăng mối quan tâm về sức khỏe, môi trường và đạo đức. Quy mô thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu được dự báo tăng trưởng nhanh trong 05 năm tới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 14%, từ 227,19 tỷ USD vào năm 2021 lên 259,06 tỷ USD vào năm 2022 và đạt 437,36 tỷ USD vào năm 2026 với khu vực tăng trưởng mạnh nhất là Bắc Mỹ và Châu Âu.
Các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang hướng tăng cường các quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm hướng tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Việt Nam với hai thách thức rất lớn là an toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu cũng đang đặt ra ngày càng nhiều các tiêu chuẩn cho ngành nông nghiệp.
- NÔNG DÂN XÃ TRUNG CHÍNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI CHỦ ĐỘNG GIỐNG GIA CẦM ĐỂ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG (08/12/2023 10:24)
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RÉT CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (08/12/2023 10:20)
- Giới thiệu Tem truy xuất nguồn gốc trên Cổng thông tin điện tử (Hộ Kinh doanh Lê Văn Khánh - Cở sở sản xuất bánh kẹo Nhật Minh) (07/12/2023 11:04)
- Giới thiệu Tem truy xuất nguồn gốc trên Cổng thông tin điện tử (Hộ Kinh doanh Nguyễn Văn Sơn – Cơ sở bánh Trung thu Sơn Thủy) (07/12/2023 10:55)
- CHI CỤC KIỂM LÂM BẮC NINH PHỐI HỢP VỚI CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH NĂM 2023 (05/12/2023 18:23)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường hợp tác với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID (22/11/2022 15:50)
- Ứng dụng Công nghệ tạo đột phá năng suất và chất lượng nông sản (22/11/2022 15:35)
- Thư chúc mừng nhân kỷ niệm 77 năm ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT (14/11/2022 08:06)
- Chuyển đổi số công tác quản lý bảo trì, duy tu bảo trì đường bộ trên nền tảng số Việt (03/11/2022 14:05)
- Nền tảng đại học số một xu hướng mới trong chuyển đổi số (03/11/2022 13:58)